Các bước cai nghiện "Smartphone"
Cuộc sống hiện đại với biết bao sản phẩm công nghệ tiện ích cho con người. Nhưng mặt khác, con người cũng ngày càng lệ thuộc vào nó. Vấn nạn “nghiện smartphone” ngày càng trầm trọng và nguy hiểm, số người nhận ra sự lệ thuộc vào nó đã ít mà người có thể cai được lại càng ít hơn.
Để cho bản thân không bị nghiện hay lệ thuộc vào smartphone thì 4 bước thực hiện sau đây sẽ giúp bạn hạn chế và ngăn ngừa sự lệ thuộc vào nó.
1/ Kềm nén ham muốn, “tật”: với chế độ “Đừng làm phiền”
Chế độ đừng làm phiền thường được sử dụng khi bạn đang trong thời gian quan trọng như cuộc họp, khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng chế độ này trong bước đầu hạn chế “ham muốn”.
Giống như việc cai nghiện các chất kích thích, bạn phải tập việc không sử dụng smartphone một cách “hoàn toàn” từ ít cho đến nhiều. Bắt đầu 30 phút bật chế độ sau tăng dần lên theo thời gian, tất nhiên thời gian dừng này phải ngoài khoảng thời gian quan trọng như họp hành, hoặc ngủ nghỉ.
Một điều cần lưu ý là việc dừng “hoàn toàn” có nghĩa là không chỉ sử dụng smartphone mà còn là không sử dụng các thiết bị thay thế khác. Nếu không thì sẽ hoàn toàn vô tác dụng. Trong trường hợp bạn lo ngại sẽ miss các cuộc gọi quan trọng từ boss hay khác hàng quan trọng thì bạn có lập list ưu tiên chỉ nhận “một vài số” cực kỳ quan trọng.
Nói cho cùng, bạn hãy quan niệm: đến vua chết còn có người thay thế, vậy thì bỏ lỡ một vài cuộc thì cũng không quá mức nghiêm trọng ảnh hưởng hòa bình thế giới.
2/ Chơi trò chơi “hide and seek” – trốn tìm
Đây cũng là một cách hay để bạn hạn chế “táy máy” mở smartphone. Bằng cách để hoặc dấu chiếc smartphone khỏi tầm mắt, tầm tay với của người dùng càng lâu thì thì khả năng lệ thuộc vào “dế” yêu sẽ giảm xuống từ từ. Cách này cũng thường được áp dụng ở một số công ty lớn bằng cách buộc người dùng phải bỏ chiếc smartphone vào một cái giỏ ở ngoài phòng trước khi vào phòng họp.
Dĩ nhiên cách này sẽ là vô ích nếu người dùng là người đãng trí hay có thói quen để bừa bãi hay cất dấu quá kỹ đến độ không tìm thấy “dế” yêu. Do đó, kinh nghiệm cho thấy chỉ cần bạn để nó ở nơi khó lấy, khó thấy như đầu tủ lạnh, nóc tủ đồ, ngăn kéo bàn… những nơi khiến bạn cảm thấy lười hay ngại đi lấy “dế”.
3/ Sử dụng trợ giúp đồng đội với trò “Đổ tháp smartphone – trả tiền”
Sự trợ giúp từ những người xung quanh bạn cũng rất hữu ích trong việc cai nghiện hay hạn chế lệ thuộc smartphone. Trò chơi này, dùng khi bạn đang tụ tập cùng bạn bè hay thành viên trong gia đình khi ăn uống, cà phê. Luật chơi cũng đơn giản, chỉ cần mọi người đặt chiếc smartphone của mình thành hình giống cái tháp hay ụ rơm. Sau đó, nếu smartphone của ai rung lên làm đổ tháp/ụ rơm hay phát ra tiếng chuông thì người sử dụng smartphone đó sẽ phải thanh toán hóa đơn theo quy định của nhóm bạn. Và thật là quá tốt nếu đến phút cuối mọi người đều không vi phạm và mọi người sẽ được sử dụng kiểu “tình ai nấy tiến” kiểu Mỹ.
4/ Dùng một chiếc “stupid phone” hay smartwatch
Mới nhìn qua thì có vẻ là vô lý khi dùng một chiếc điện thoại hay smartwatch để cai nghiện smartphone. Nhưng nếu suy xét kỹ, bạn sẽ thấy: một chiếc điện thoại stupid phone hay smartwatch sẽ không thể mang đến những trải nghiệm thú vị như một chiếc smartphoen màn hình lớn, tính năng xịn… vì vậy sử dụng stupidphone hay smartwatch vừa có thể đáp ứng vừa đủ nhu cầu vừa có thể làm giảm dần sự lệ thuộc smartphone là một biện pháp hay.
Túm lại, dù dùng biện pháp nào, thì quan trọng nhất là bản thân người sử dụng smartphone. Những người cai nghiện thành công là những người phải có ý chí thật mạnh mẽ, kiên cường và nhẫn nại trước cám dỗ. Vậy bạn đã từng làm những gì? Hãy chia sẻ nhé!!!